Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Nam Thành Phong đã thiết lập ra một chương trình đào tạo cho nhân viên bảo vệ để mỗi cá nhân có nhận biết rõ ràng về trách nhiệm, ý thức tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, kỹ năng bảo vệ chuyên nghiệp, tính chất tập thể đoàn kết, sử dụng thành thạo võ nghệ, công cụ, thiết bị hỗ trợ cho công tác bảo vệ.
A) CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN. CÁC MÔN ĐÀO TẠO BAO GỒM:
Điều lệnh, Pháp luật Việt Nam, Nghiệp vụ, Văn hoá doanh nghiệp, Đạo đức nghề nghiệp, Phòng cháy và chữa cháy, Sơ cấp cứu, Võ thuật, Ngoại ngữ
I. NGHIỆP VỤ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ 1. Nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản của nhân viên bảo vệ. – Nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát – Nghiệp vụ phòng ngừa và nhận biết các loại hình trộm cắp – Nghiệp vụ phòng ngừa, xử lý các vụ việc, sự cố – Nghiệp vụ trong thông tin liên lạc, lập biên bản, báo cáo – Nghiệp vụ kiểm tra giấy tờ, tài sản – Nghiệp vụ điều phối và chỉ dẫn giao thông – Nghiệp vụ trong trường hợp di tản khẩn cấp – Nghiệp vụ áp dụng các quy trình, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ. 2. Nghiệp vụ loại hình bảo vệ: – Nghiệp vụ bảo vệ công ty, nhà máy, công trường – Nghiệp vụ bảo vệ toà nhà cao tầng – Nghiệp vụ bảo vệ trung tâm thương mại, siêu thị – Nghiệp vụ bảo vệ khu công nghiệp – Nghiệp vụ bảo vệ văn phòng, nhà riêng – Nghiệp vụ bảo vệ áp tải hàng hoá – Nghiệp vụ bảo vệ con người – Nghiệp vụ bảo vệ biểu diễn, thi đấu
II. PHÁP LUẬT: 1. Luật hình sự: – Tội phạm, đồng phạm – Phòng vệ chính đáng – Tình thế cấp thiết 2. Luật tố tụng hình sự: – Chứng cứ – Các biện pháp ngăn chặn – Nhận dạng – Bảo vệ hiện trường – Các mối quan hệ giữa lực lượng bảo vệ, cảnh sát và chính quyền địa phương. III. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN 1. Luật phòng cháy chữa cháy. 2. Nhận thức cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy, chức năng nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ trong công tác phòng cháy chữa cháy, công tác kiểm tra báo cháy tự động. 3. Sự cháy, tự bốc cháy, tự cháy nổ. 4. Biện pháp phòng cháy chữa cháy. 5. Chữa cháy. – Chữa cháy vòi rồng, vòi cục bộ. – Chữa cháy thán khí CO2. – Chữa cháy bình bột. – Chữa cháy dập lửa bằng chăn trong trường hợp cần thiết. 6. Sơ cứu cấp cứu – Sơ cứu người bị ngạt. – Sơ cứu ép tim ngoài lồng ngực. – Sơ cứu người bị bỏng. Sơ cứu người bị sát thương.
IV. HỆ THỐNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ – Sử dụng vận hành và bảo quản hệ thống camera. – Sử dụng kiểm tra máy tuần tra. – Sử dụng bảo quản thiết bị chữa cháy tự động, bán tự động. – Kỹ năng kiểm tra bằng máy dò kim loại. – Kỹ năng phối hợp đàm thoại bằng điện thoại, máy bộ đàm. – Kỹ năng giải tán đám đông, sử dụng gậy gỗ, dùi cui.
V. VÕ THUẬT, ĐIỀU LỆNH 1. Nghi thức, tác phong: – Nghi thức, tác phong chào, đứng, ngồi quan sát. – Triển khai đội hình tập trung và cơ động. 2. Võ thuật tự vệ và bắt đối tượng: – Kỹ thuật phòng vệ bằng dùi cui PR 24. – Kỹ thuật khoá người, khám xét. – Chiến thuật đánh đối kháng. – Kỹ thuật chiến đấu võ PENCAK – SILAT. B) ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT. – Hiểu biết về điều lệ, quy định, nội quy của khách hàng. – Vận dụng các quy trình hoạt động như: Quy trình xử lý thông tin, xử lý tình huống, quy trình giải quyết vụ việc, lập phương án bảo vệ. – Các ký năng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. – Kỹ năng giao tiếp với nội bộ và khách hàng. – Nhận biết chi tiết về trộm cắp nội bộ, đột nhập, các loại hình trộm cắp. C) THỜI HẠN ĐÀO TẠO. Thời hạn đào tạo cho một nhân viên bảo vệ bao gồm: – 02 tháng lý thuyết – 01 tháng thực tập